Tết Đoan Ngọ cúng gì cho Thần Tài, Ông Địa đem lại tài lộc cho gia chủ?

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, một số gia đình và doanh nghiệp cũng chọn ngày này để cúng Thần Tài, Ông Địa với mong muốn cầu tài lộc, may mắn trong công việc làm ăn. Tuy nhiên sẽ có nhiều gia đình và doanh nghiệp thắc mắc trong ngày này có nên hay không? Và nên cúng gì cho Thài Tài, Ông Địa để đem lại tài lộc?

Bài viết dưới đây Phổ Nghi Hương sẽ giải đáp ngay thắc mắc nên hay không nên, và Tết Đoan Ngọ cúng gì cho Thần Tài, Ông Địa? Văn khấn và những điều cần lưu ý khi dâng mâm cúng.

nên cúng gì cho thần tài ngày tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ nên cúng gì cho Thần Tài, Thổ Địa

1. Có nên cúng Thần Tài Thổ Địa vào này Tết Đoan Ngọ không?

Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu mong sức khỏe và mùa màng bội thu, thường gắn liền với các nghi lễ cúng tổ tiên và thần linh. Vậy có nên cúng Thần Tài, Thổ Địa vào ngày này? Câu trả lời là nên, bởi vì:

  • Trong văn hóa tâm linh người Việt, việc dâng cúng Thần Tài, Thổ Địa thể hiện sự tôn kính và biết ơn với các vị thần phù hộ. Thần Tài, Thổ Địa không chỉ cai quản tài lộc mà còn bảo vệ gia đạo, xua đuổi tà ma. Do đó, ngoài ngày vía Thần Tài, việc cúng bái các Ngài vào những dịp lễ Tết quan trọng, như Tết Đoan Ngọ, là điều nên làm.
  • Cúng Thần Tài, Thổ Địa vào Tết Đoan Ngọ không chỉ cầu mong tài lộc và may mắn trong kinh doanh, mà còn gửi gắm mong muốn được các Ngài bảo vệ gia đình, trừ tà, diệt sâu bọ, giúp mùa màng bội thu và gia đạo bình an.

2. Tết Đoan Ngọ cúng gì cho Thần Tài Ông Địa?

Bên cạnh mâm cúng Tết Đoan Ngọ truyền thống gồm hương, hoa, quả, vàng mã và các món ăn đặc trưng như cơm rượu nếp, bánh ú, bánh giò, chè kê,…, gia chủ cũng cần chuẩn bị lễ vật riêng cho Thần Tài và Ông Địa. Việc dâng cúng không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn cầu mong tài lộc và may mắn trong kinh doanh.

Các món mặn:

  • Gà luộc nguyên con: Da vàng óng, thịt chắc ngọt, biểu tượng của thịnh vượng và sung túc.
  • Thịt heo quay: Thơm giòn, tượng trưng cho no đủ và may mắn.
  • Tôm luộc: Màu đỏ au, biểu tượng của phát tài, phát lộc.
  • Trứng vịt luộc: Lòng đỏ tươi sáng, biểu trưng cho sự sinh sôi, phát triển.

Các món ngọt:

  • Chè trôi nước: Viên chè tròn trịa, mềm mịn, cầu mong sự hanh thông, suôn sẻ.
  • Xôi chè: Xôi gấc đỏ, xôi vò hạt sen, chè đậu đen tượng trưng cho may mắn, đủ đầy.
  • Bánh kẹo: Ngọt ngào, tượng trưng cho cuộc sống sung túc.

Đồ uống:

  • Rượu nếp (đỏ/trắng): Màu sắc đẹp mắt, tượng trưng cho sự ấm no và hạnh phúc.
  • Nước trắng: Biểu tượng của sự tinh khiết, thanh tịnh, thể hiện lòng tôn kính.

Lễ vật khác: Thuốc lá, tỏi, đĩa gạo, đĩa muối, nến, hương, vàng mã (không dùng tiền phủ vì đây là lễ vật dành cho người đã khuất).

cúng thần tài ngày tết đoan ngọ cần gì
Mâm cúng dâng Thần Tài – Ông Địa dịp Tết Đoan Ngọ

3. Văn khấn cúng Thần Tài, Thổ Địa vào Tết Đoan Ngọ

3.1 Văn khấn cúng Thần Tài, Thổ Địa tại gia

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) (Vái 3 lần).

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

3.2 Văn khấn cúng Thần Tài, Thổ Địa tại cửa hàng, công ty

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần).

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngày Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần

Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần

Con kính lạy Bản xứ Thổ Địa Phúc Đức Chính thần

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là:…

Ngụ tại:…

Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):… Kinh doanh…

Hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, tức Tết Đoan Ngọ, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả… cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho:… Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty…) ngày càng phát triển.

Kinh xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

4. Những lưu ý khi dâng mâm cúng Thần Tài, Ông Địa vào Tết Đoan Ngọ

Khi dâng mâm cúng Thần Tài, Ông Địa vào dịp Tết Đoan Ngọ, gia chủ cần lưu ý những điểm sau:

  • Thời gian cúng: Không nên thắp hương dâng Thần Tài vào buổi tối, sau 19 giờ, vì đây là thời gian ảnh hưởng đến sinh hoạt và nghỉ ngơi của gia đình.
  • Trang phục: Người dâng hương cần ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng và lịch sự để thể hiện sự tôn kính.
  • Thực phẩm: Mâm cúng phải chuẩn bị các món tươi ngon, sạch sẽ, đảm bảo chất lượng.
  • Không nếm thử đồ cúng: Tránh nêm nếm thử thức ăn khi chuẩn bị mâm cúng, vì theo quan niệm dân gian, điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với thần linh.
  • Số lượng lễ vật: Chú ý chuẩn bị đủ các lễ vật theo quy định: 3 chén nước, 3 chén rượu, và bộ tam sên (bao gồm 1 miếng thịt, 1 hoặc 3 con tôm, và 1 hoặc 3 trứng vịt).
mâm lễ cúng thần tài ngày tết đoan ngọ
Những lưu ý khi cúng Thần Tài vào dịp Tết Đoan Ngọ

Như vậy, Phổ Nghi Hương đã giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên cúng Thần Tài Thổ Địa vào ngày Tết Đoan Ngọ hay không? Cũng như Tết Đoan Ngọ cúng gì cho Thần Tài, Ông Địa để mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chuẩn bị mâm cúng đầy đủ cho ngày Tết Đoan Ngọ sắp tới.

Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục