Theo truyền thống của người Việt, Tết là dịp để con cháu tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong sự phù hộ từ các cụ. Gia đình thường thực hiện lễ “rước ông bà” để mời tổ tiên về ăn Tết. Cúng rước ông bà thường được tiến hành vào ngày cuối cùng của năm (ngày 30 Tết đối với năm đủ hoặc ngày 29, 28 Tết đối với năm thiếu). Trong dịp này, các gia đình chuẩn bị mâm cơm đặc biệt để đón ông bà tổ tiên về.Vậy ý nghĩa của lễ rước ông bà vào ngày Tết là gì? Cần chuẩn bị những món ăn và lễ vật gì? Dưới đây là một số gợi ý về mâm cúng và mâm ngũ quả đơn giản. Cần lưu ý điều gì khi thực hiện lễ này? Hãy cùng Phổ Nghi Hương giải đáp các thắc mắc này qua bài viết chi tiết sau đây!
1. Cúng rước ông bà có ý nghĩa gì?
Cúng rước ông bà trong dịp Tết Nguyên đán không chỉ là một nghi lễ tâm linh đẹp mà còn là biểu tượng đặc biệt cho những giá trị tinh thần của dân tộc. Phong tục này nhắc nhở thế hệ sau về lòng hiếu thảo và sự biết ơn đối với công lao nuôi dưỡng của ông bà, tổ tiên, và người thân trong gia đình.
Ngoài ra, cúng rước ông bà còn thể hiện niềm tin vào sự phù trợ, bảo hộ của tổ tiên, mang lại bình an và may mắn cho gia đình trong năm mới. Đây được xem như sợi chỉ liên kết giữa năm cũ và năm mới, là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm, đồng thời báo cáo với tổ tiên về cuộc sống, công việc, và những kết quả đã gặt hái trong năm qua.
2. Cúng rước ông bà ngày nào?
Cúng rước ông bà thường được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm, tức là ngày 30 Tết (năm đủ) hoặc 29, 28 Tết (năm thiếu). Gia chủ có thể cúng vào buổi trưa hoặc buổi chiều.
Vào năm 2025 – Tết Ất Tỵ, cúng rước ông bà rơi vào ngày 29/01/2025 dương lịch
Nghi thức thờ cúng và rước ông bà tổ tiên vào những ngày cuối năm không chỉ là một nét đẹp truyền thống mà còn là biểu tượng văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. Chính vì vậy, nghi lễ này thường được thực hiện vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, với hai thời điểm cúng chính là trưa 30 Tết và chiều 30 Tết.
3. Mâm cúng rước ông bà gồm những gì?
Mâm cúng rước ông bà thường bao gồm:
- Mâm lễ mặn: Thường có thịt heo, thịt gà, nem rán, món xào và một bát canh, thể hiện tinh thần ngày Tết.
- Mâm cỗ chay: Với những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng.
- Vàng mã: Để bày tỏ lòng kính trọng với tổ tiên.
- Nến hoặc đèn dầu: Tạo không khí trang nghiêm.
- Hoa tươi: Thể hiện sự tươi mới và thanh khiết.
- Mâm ngũ quả: Cần có đủ năm loại trái cây, thể hiện sự phong phú.
Đặc biệt, hai thành phần không thể thiếu trên bàn thờ Tết là bánh tét (ở miền Nam) hoặc bánh chưng (ở miền Bắc) và cặp dưa hấu to tròn (hoặc bưởi). Tùy vào phong tục từng vùng miền, gia chủ có thể linh hoạt thay đổi các loại lễ vật trên bàn thờ.
Mâm ngũ quả cũng cần phải có đủ năm loại trái cây. Mỗi vùng miền có cách chuẩn bị khác nhau, có thể dựa vào màu sắc thể hiện sự tốt lành hoặc tên gọi của các loại trái cây, ví dụ như: cầu, sung, dừa, đủ, xoài,… nhằm thể hiện mong muốn của mình trong năm mới.
Gợi ý một số mâm cúng rước ông bà ngày Tết đơn giản
Ngày nay, việc chuẩn bị mâm cúng rước ông bà ở thời hiện đại có xu hướng đơn giản, số lượng món thường ít hơn hơn so với mâm cúng truyền thống, dưới đây là một số gợi ý các món ăn, cách bày biện mâm cúng đẹp mắt. Mời bạn tham khảo:
4. Cách cúng rước ông bà 30 Tết chuẩn nhất
Dưới đây là hai cách mà gia chủ có thể áp dụng để cúng rước ông bà vào ngày 30 Tết:
- Cách 1: Vào buổi trưa ngày 30 Tết, gia chủ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn và thực hiện nghi thức thắp hương, đọc văn khấn. Trong lời khấn, gia chủ nên xưng danh và mời từng người đã khuất về hưởng lộc, sum vầy cùng con cháu đón năm mới.
- Cách 2: Vào buổi chiều ngày 30 Tết, cả gia đình cùng nhau thăm mộ tổ tiên, dọn dẹp và sửa sang phần mộ. Sau đó, thắp hương và khấn vái, cung kính mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu.
Sau khi hoàn tất nghi thức cúng rước, cả gia đình sẽ quây quần bên mâm cơm tất niên ấm cúng, tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Theo quan niệm dân gian, trong suốt 3 ngày Tết Nguyên đán, ông bà tổ tiên sẽ luôn hiện diện trên bàn thờ gia tiên. Vì vậy, gia chủ cần duy trì việc thắp hương từ chiều 30 Tết cho đến khi thực hiện lễ cúng đưa tiễn ông bà vào ngày mùng 3 Tết.
5. Văn khấn cúng rước ông bà đơn giản
Dưới đây là 3 bài văn khấn cúng rước ông bà về ăn tết đơn giản, dễ nhớ nhưng vẫn đầy đủ thông tin thể hiện được lòng thành kính với ông bà , tổ tiên. Cụ thể:
5.1 Văn khấn cúng rước tổ tiên ngày 30 tết
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…
Tại: ….
Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..
Nay nhân ngày….
Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của….
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.
Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần.
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.
Cẩn cáo!
5.2 Văn khấn cúng rước tổ tiên về ăn Tết
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)
Hôm nay ngày …..tháng …… năm ….. âm lịch
Tại…
Tên con là….. cùng toàn gia kính bái.
Trước linh vị của…
Cùng các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, và các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Nay nhân ngày…… tháng Chạp, sắp sửa bước sang năm mới Canh Tý
5.3 Văn khấn cúng tiễn tổ tiên vào năm mới
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)
Hôm nay ngày …tháng…. năm…
Con cháu Họ…..tiễn đưa ông bà về nơi âm giới. Nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, hoa nở trên cành đã qua xuân mới. Tiết xuân đã vơi lễ tạ kính trình, tiễn đưa vong linh dòng họ….lại về âm giới. Toàn gia mong đợi lưu phúc lưu ân, kính cáo tôn thần, âm dương phò trợ, phù hộ độ trì mọi chỗ tốt lành, con cháu gặp may, lòng thành cúng bái. Con cháu tiễn đưa vong linh dòng Họ….về nơi âm giới chứng minh công đức, nhận lãnh của trần về nơi âm giới, đi sao về vậy chớ ở nơi này.
A di đà Phật
(Nguồn: Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam)
6. Cúng rước ông bà cần lưu ý những gì?
- Trước khi chuẩn bị mâm cơm để rước ông bà tổ tiên vào ngày cuối năm, gia chủ nên làm sạch mộ và thắp hương để mời ông bà về nhà ăn Tết.
- Khi chuẩn bị mâm cúng, cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và sắp xếp bàn thờ gọn gàng, với mâm ngũ quả đầy đủ ngay từ khi bắt đầu lễ cúng.
- Người đại diện gia đình thực hiện lễ cúng nên mặc trang phục chỉnh tề, thể hiện lòng kính trọng sâu sắc đối với tổ tiên.
- Sau khi hoàn thành lễ cúng, hương trên bàn thờ phải được giữ cháy liên tục cho đến khi lễ tiễn ông bà diễn ra. Không được để hương tắt giữa chừng. Nếu không thể theo dõi hương cháy liên tục, gia chủ có thể sử dụng hương vòng.
- Nên tránh sử dụng hoa quả giả hay đồ ăn mua sẵn để bày lên mâm cúng. Thay vào đó, hãy tự tay chuẩn bị những món ăn tươi ngon, sạch sẽ để dâng lên ông bà tổ tiên.
Nghi lễ cúng rước ông bà là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên. Qua nghi lễ này, con cháu sẽ có dịp tưởng nhớ công lao to lớn của những người đã khuất, cầu mong cho gia đình được bình an, hạnh phúc và sung túc trong năm mới.
Trên đây, Phổ Nghi Hương đã cung cấp cho gia chủ những thông tin cần thiết. Nếu có bất cứ thắc mắc gì trong việc thờ cúng hoặc cần tìm kiếm cơ sở sản xuất nhang uy tín, chất lượng, đừng ngần ngại liên hệ với Phổ Nghi Hương nhé!
- Văn phòng đại diện: 125 đường số 30, Khu dân cư An Phú Hưng, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0859.50.50.50
- Email: phonghihuong2014@gmail.com
- Website: phonghihuong.com
- Facebook: Phổ Nghi Hương
- Instagram: Phổ Nghi Hương
- Shopee: Phổ Nghi Hương Official
- Danh sách đại lý Phổ Nghi Hương toàn quốc: Xem tại đây