Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, diễn ra vào rằm tháng Giêng, đêm trăng đầy nhất của tháng đầu tiên trong năm. Người dân thường đi chùa để cúng dường, cầu Quốc Thái dân an, và mong ước cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Năm 2025, ngày này rơi vào thứ tư, ngày 12/02/2025 (Dương Lịch). Vào dịp này, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm cúng bái tổ tiên, trời đất để tỏ lòng thành kính, cầu mong một năm bình an, sung túc, may mắn.
Vậy mâm cỗ cúng rằm tháng giêng gồm những mâm cúng nào? Cần chuẩn bị món ăn ra sao? Cần lưu ý gì khi chuẩn bị mâm cúng này? Cùng giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết sau đây của Phổ Nghi Hương!
1. Cúng Rằm Tháng Giêng giờ nào đẹp?
Rằm tháng Giêng năm 2025 sẽ rơi vào ngày 15 tháng 1 âm lịch, tương ứng với ngày 30 tháng 2 năm 2025 dương lịch. Theo phong thủy, để cúng Rằm tháng Giêng, các khung giờ đẹp được khuyến nghị bao gồm:
- Giờ Ngọ (11h – 13h): Đây là khung giờ tốt nhất, được gọi là giờ Tư Mệnh, mang lại sự bình an và may mắn cho cả năm.
- Giờ Thân (15h – 17h): Một khung giờ cũng tốt để thực hiện lễ cúng.
- Giờ Dần (3h – 5h): Được coi là giờ Ngọc Đường, cũng mang lại nhiều điều tốt lành.
Theo quan niệm, giờ cúng Rằm tháng Giêng lý tưởng nhất là giờ Ngọ (11h – 13h), đây là lúc thần Phật giáng thế, chứng nhận lòng thành của gia chủ và ban phúc cho chúng sinh. Nếu không thể cúng vào giờ Ngọ, bạn có thể thực hiện lễ cúng vào các giờ khác như Giờ Mão (5h – 7h) hoặc Giờ Tuất (19h – 21h).
2. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đơn giản, đầy đủ
Thông thường, các gia đình cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng Phật, 1 mâm cỗ cúng gia tiên. Trước khi cúng cần dọn dẹp bàn thờ cẩn thận, tránh làm đổ vỡ. Mâm cỗ cúng cần chuẩn bị như sau:
2.1 Mâm cỗ chay cúng Phật
Đối với các gia đình có bàn thờ Phật, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thường được chuẩn bị theo hình thức chay tịnh. Để bày tỏ lòng thành kính, bạn có thể tham khảo những lễ vật sau:
- 1 đĩa chè hoặc xôi: Món tráng miệng truyền thống, mang lại hương vị ngọt ngào.
- 1 bình hoa tươi: Tạo sự tươi mới và thanh khiết cho mâm cúng.
- 1 đĩa hoa quả: Đầy màu sắc, thể hiện sự phong phú và no đủ.
- 1 mâm cơm chay: Bao gồm nhiều món ăn chay đa dạng.
- Bánh kẹo chay: Thể hiện sự hiếu khách và lòng thành kính.
Sự kết hợp hài hòa giữa các món ăn không chỉ tạo nên một mâm cúng đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện sự tôn kính và biết ơn đối với Đức Phật. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị mâm cơm chay với các món ăn có màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: màu xanh cho hành Mộc, màu đỏ cho hành Hỏa, màu trắng cho hành Thủy, màu vàng cho hành Kim và màu đen cho hành Thổ.
Gợi ý một số mâm cơm chay chúng Phật ngày rằm tháng Giêng:
2.2 Mâm cỗ mặn cúng Gia Tiên
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên không chỉ thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự đoàn tụ, cầu mong bình an và may mắn cho năm mới. Mâm cúng thường bao gồm 4 bát và 6 đĩa (hoặc có thể nhiều hơn), tạo nên một bữa tiệc thịnh soạn.
4 bát thường gồm:
- Ninh măng: Món ăn thanh nhẹ, bổ dưỡng.
- Bát bóng: Thể hiện sự phong phú và may mắn.
- Bát miến: Đem lại hương vị đặc trưng cho mâm cỗ.
- Bát mọc: Tượng trưng cho sự ấm cúng và đoàn viên.
6 đĩa bao gồm:
- Thịt gà hoặc thịt lợn: Món chính không thể thiếu.
- Giò hoặc chả: Tạo sự phong phú cho mâm cỗ.
- Nem thính (hoặc có thể thay bằng món xào): Để thêm phần hấp dẫn.
- Dưa muối: Bổ sung vị chua, cân bằng hương vị.
- Đĩa xôi hoặc bánh chưng: Biểu tượng cho sự trọn vẹn và ấm no.
- Bát nước chấm: Để làm tăng hương vị cho các món ăn.
Mâm cỗ mặn không chỉ là bữa ăn mà còn là sự kết nối giữa các thế hệ, thể hiện truyền thống và văn hóa của gia đình.
Gợi ý một số mâm cơm mặn cúng Gia Tiên đa dạng của Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam:
3. Lưu ý khi Cúng rằm tháng Giêng để tránh phạm phong thuỷ
Ngoài việc chuẩn bị lễ vật và cúng bái, người dân cần lưu ý một số điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng để cầu mong một năm mới bình an và may mắn:
- Mâm cúng Phật và gia tiên phải để riêng: Không nên đặt chung đồ mặn, chay và trái cây trên bàn thờ. Trái cây có thể để ở bàn trên, trong khi đồ mặn nên đặt ở bàn riêng phía dưới.
- Thắp nhang số lẻ: Khi thắp nhang, nên sử dụng số lẻ như 1 hoặc 3 nén, vì số lẻ tượng trưng cho phần âm và được coi là mang lại sự bình an.
- Tránh để thùng gạo cạn đáy: Theo quan niệm dân gian, thùng gạo trống rỗng vào đầu năm là điềm báo cho sự thiếu thốn và đói kém trong cả năm.
- Kiêng đi câu cá: Việc câu cá vào ngày trăng tròn được cho là mang đến vận xui, vì vậy nên tránh hoạt động này.
- Kiêng nói tục chửi bậy: Lời nói không hay trong ngày lễ có thể mang đến những điều thị phi và không may mắn.
- Kiêng quan hệ nam nữ: Quan niệm dân gian cho rằng việc gần gũi vợ chồng trong ngày Rằm sẽ mang đến những điều không may mắn cho cả năm.
4. Câu hỏi thường gặp về cúng Rằm tháng Giêng
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi cúng rằm tháng Giêng:
Sự khác nhau giữa cúng Rằm tháng giêng và cúng rằm hàng tháng?
Người ta thường hay nói “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, điều này thể hiện rõ được tầm quan trọng của Rằm tháng Giêng. Rằm tháng Giêng ;à ngày lễ quan trọng nhất trong năm, quan trọng hơn cả việc cúng lễ quanh năm. Đây là dịp để người dân tỏ lòng thành kính với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên. Mâm cỗ cúng cúng sẽ hơi khác hơn so với cúng rằm hàng tháng, vì nó có thêm xôi gấc, giò. Hương hoa, vàng mã và văn khấn cũng được chuẩn bị khác cho dịp này.
Ngày Rằm tháng Giêng nên làm gì?
Các chùa tổ chức lễ rằm tháng Giêng, lễ cầu an, tụng niệm, và hồi hướng công đức đầu năm. Vào ngày 14 và 15 của rằm, mọi người thường đến chùa để cầu mong sức khỏe, bình an. Bên cạnh đó, mọi người có dịp để làm việc thiện như phóng sinh, thả đèn Hoa Đăng, lau dọn bàn thờ và thực hiện lễ cúng gia tiên.
Mong rằng những thông tin chi tiết trên sẽ giúp gia chủ hình dung rõ hơn về mâm cỗ cúng rằm tháng giêng chuẩn chỉnh, phù hợp với nét văn hóa đẹp của người Việt. Chúc quý gia chủ một năm mới bình an, hạnh phúc!
- Sách “Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam” – Thích Thanh Duệ
- Sách “Phong tục thờ cúng của người Việt” – Song Mai – Quỳnh Trang (tuyển chọn)
- Văn phòng đại diện: 125 đường số 30, Khu dân cư An Phú Hưng, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0859.50.50.50
- Email: phonghihuong2014@gmail.com
- Website: phonghihuong.com
- Facebook: Phổ Nghi Hương
- Instagram: Phổ Nghi Hương
- Shopee: Phổ Nghi Hương Official
- Danh sách đại lý Phổ Nghi Hương toàn quốc: Xem tại đây