Mâm cúng, văn khấn cúng Rằm tháng 8 Trung đơn giản, chuẩn nhất

Rằm tháng 8 hay Tết Trung Thu là ngày đoàn viên theo văn hoá người Việt Nam, đây cũng là cái tết cho các em thiếu nhi. Rước Đèn ông sao, múa lân, múa sư tử, thả đèn hoa đăng là các hoạt động phổ biến trong dịp lễ này.

Đối với Phật Giáo, đây là ngày tri ân, báo ân đối với trời đất. Cúng Rằm tháng 8, còn gọi là cúng Tết Trung thu, là một nghi lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Mâm cúng gia tiên bao gồm bánh Trung Thu (nướng, dẻo), gà luộc, xôi, hoa quả, hương, đèn nến và trà rượu.

Mâm cỗ trông trăng thường dành cho trẻ em, được trang trí đẹp mắt với bánh Trung Thu, trái cây như chuối, bưởi, hồng, na, lựu và đồ chơi truyền thống như đèn ông sao. Thời gian cúng tốt nhất là sáng ngày rằm, khoảng 5-7 giờ sáng, hoặc vào các giờ hoàng đạo trong ngày.  Xem ngay hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị mâm cúng, chọn giờ cúng và văn khấn để đón một cái Tết Trung Thu thật trọn vẹn và ý nghĩa nhất!

Cúng Rằm Tháng 8
Mâm cúng, văn khấn cúng Rằm tháng 8 Trung thu 2024 chuẩn nhất

1. Ý nghĩa của Tết Trung Thu theo góc nhìn của Phật Giáo

Theo quan niệm Phật giáo, Trung Thu không chỉ là Tết Thiếu Nhi mà còn là dịp để tri ân trời đất và các lực lượng thiên nhiên. Phật giáo coi mặt trời và mặt trăng là những biểu tượng quan trọng, đại diện cho sự sống và sự chiếu sáng bình đẳng của vũ trụ. Mặt trăng chiếu sáng không phân biệt giàu nghèo, tốt xấu, cây cỏ, con người hay vạn vật, và do đó, Tết Trung Thu là thời điểm để con người cảm nhận sự che chở của thiên nhiên và vũ trụ.

2. Mâm cúng rằm tháng 8 đơn giản, đầy đủ

2.1 Mâm cúng gia tiên rằm tháng 8

Mâm cúng rằm tháng 8 có thể được chuẩn bị tùy thuộc vào phong tục địa phương và điều kiện của gia đình, miễn là phù hợp với tập tục truyền thống. Mâm cúng rằm tháng 8 có thể là các món chay hoặc là các món mặn đều được.

Mâm cúng có thể chuẩn bị tương tự như các ngày cúng rằm khác trong năm, khác với các lễ cúng khác, lễ vật cúng Tết Trung Thu không chú trọng gà, lợn.. mà chú trọng vào bánh kẹo trái cây. Một mâm cúng rằm tháng 8 đơn giản cần chuẩn bị những món sau đây:

  • Bánh Trung Thu: Bánh nướng (tượng trưng cho đất) hoặc bánh dẻo (hình tròn tượng trưng cho trời), tốt nhất là nên có đủ cả hai loại bánh. Nếu có thể thì nên có thêm bánh hình trăng, hình chú heo, bánh làm hình cá chép
  • Mâm ngũ quả: các loại hoa quả tươi đều có thể dùng. Ví dụ: như chuối, hồng, cam và đặc biệt là bưởi…Theo phong tục xưa, người Việt thường tỉa bưởi thành hình chú chó ngộ nghĩnh và đặt giữa mâm ngũ quả. Hình ảnh này vừa mang tính sáng tạo, vừa gợi nhớ đến chú chó trung thành của Chú Cuội trong truyền thuyết, chú đã hy sinh để bảo vệ chủ.
  • Lọ hoa tươi: Nên chọn hoa tươi có màu sắc rực rỡ như hoa cúc, hoa hồng, hoa lay ơn…
  • Gà luộc
  • Xôi gấc, xôi cốm hoặc xôi đỗ
  • Rượu, trà
  • Gạo và muối
  • Nhang sạch
  • Đèn, nến

Gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa và chế biến món ăn hợp khẩu vị. Mâm cúng không cần cầu kỳ, chỉ cần tươm tất để tỏ lòng thành.

Bưởi được sử dụng trong mâm cúng tết trung thu
Bưởi được sử dụng trong mâm cúng tết trung thu
Cúng Rằm Tháng 8 Chuẩn
Mâm cúng gia tiên rằm tháng 8

2.2 Mâm cúng trông trăng rằm tháng 8

Mâm cỗ trông trăng là phần không thể thiếu trong Tết Trung thu, nhất là với trẻ em. Mâm cúng được bày biện đẹp mắt với bánh kẹo, hoa quả và bánh Trung thu. Trái cây trong mâm cúng nên xen kẽ xanh chín, thể hiện sự cân bằng âm dương và gắn kết trời đất theo quan niệm dân gian.

Các loại hoa quả thường được trưng bày trong mâm cúng trông trăng gồm:

  • Nải chuối chín (Tượng trưng cho sự thịnh vượng)
  • Quả bưởi (Tượng trưng cho bình an, điềm lành)
  • Quả hồng (Tượng trưng cho sự no đủ)
  • Quả na (Tượng trưng cho sự sinh sôi)
  • Quả lựu (Tượng trưng cho sự may mắn)

Ngoài hoa quả, bánh kẹo cũng là một phần quan trọng cần có trong mâm cúng trông trăng, đặc biệt là bánh Trung Thu và các loại bánh dẻo truyền thống, các loại đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn lồng,…

Mâm cúng Trông Trăng tết Trung Thu
Mâm cúng Trông Trăng tết Trung Thu gồm bưởi, quả na, nho… (Nguồn ảnh: HuongLy Trần)

2.3 Gợi ý một số mâm cúng trung thu đẹp khác

Dưới đây là một số mâm cúng trung thu đẹp, đơn giản khác được Phổ Nghi Hương sưu tầm từ hội nhóm trên facebook:

Mẫu mâm cúng rằm tháng 8 đẹp, đơn giản
Mẫu mâm cúng rằm tháng 8 đẹp, đơn giản
Mâm cúng Trông Trăng Tết Trung Thu đẹp, đơn giản
Mâm cúng Trông Trăng Tết Trung Thu đẹp, đơn giản (nguồn ảnh: sưu tầm)
Mâm cúng rằm tháng 8 đơn giản với bánh trung thu, xôi, chè cốm mang đậm nét mùa thu Hà Nội
Mâm cúng rằm tháng 8 đơn giản với bánh trung thu, xôi, chè cốm mang đậm nét mùa thu Hà Nội
Hoa quả cúng rằm Trung Thu
Hoa quả cúng rằm Trung Thu

3. Cúng rằm tháng 8 vào giờ nào tốt?

Tết Trung Thu là ngày lễ quan trọng được tổ chức hàng năm vào ngày 15 của tháng 8 âm lịch. Đây cũng là thời gian mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm. Thời điểm lý tưởng nhất để cúng Rằm tháng 8 là vào sáng sớm ngày 15, khi ánh bình minh vừa ló rạng, mang đến nguồn năng lượng tích cực và khởi đầu một ngày mới tràn đầy may mắn. Ngoài ra gia chủ có thể tham khảo thêm những khung giờ dưới đây cũng được xem là phù hợp để cúng Rằm tháng 8:

  • Giờ Mão (5 giờ – 7 giờ sáng): Đây là giờ Quý nhân, được cho là mang lại nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc, cuộc sống.
  • Giờ Thìn (7 giờ – 9 giờ sáng): Giờ Hoàng Đạo, Tứ đại cát thời, rất thích hợp để cầu tài lộc và bình an cho gia đình.
  • Giờ Tỵ (9 giờ – 11 giờ sáng): Giờ Thanh Long, mang ý nghĩa tốt lành, phù hợp để cầu sức khỏe và may mắn.
  • Giờ Mùi (13 giờ – 15 giờ chiều): Giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn, mang lại nhiều may mắn trong công việc và kinh doanh.
  • Giờ Dậu (17 giờ – 19 giờ chiều): Giờ Quý nhân, Thiên Ất Quý nhân, thích hợp để cầu bình an và giải trừ tai ách.
Văn Khấn Trung Thu
Mâm cúng, văn khấn cúng Rằm tháng 8 (Tết Trung thu) chuẩn, đầy đủ nhất

4. Văn khấn cúng rằm tháng 8 theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam

Dưới đây là mẫu bài văn khấn cúng rằm tháng 8 theo sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” – NXB Văn hóa Thông tin.

“Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:……Tuổi:……

Ngụ tại:…….Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!”

Gia chủ có thể tham khảo thêm 10 bài văn khấn cúng rằm tháng 8 trong video dưới đây

YouTube video

5. Cúng rằm tháng 8 cần lưu ý điều gì?

Theo chuyên gia Phong thủy, khuyên rằng cúng Rằm tháng 8 – Trung thu không có nhiều điều kiêng kỵ, nhưng gia chủ cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Không cúng và ăn thịt chó, mèo, trâu trong ngày này.
  • Chỉ nên cúng gà và thịt lợn để thể hiện lòng tôn kính và thành tâm.
  • Tránh cúng trái cây có hình dạng kỳ lạ, dập nát hoặc méo mó, thể hiện sự không tròn đầy và không tôn trọng về trên
  • Nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi thực hiện nghi lễ cúng.
  • Nên giữ tâm lý thoải mái, thành kính khi cúng bái.
  • Nên dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ và không gian xung quanh trước khi cúng.

Ngoài ra:

  • Nếu cúng ngoài trời, nên chọn nơi thoáng đãng, sạch sẽ và có thể nhìn thấy mặt trăng.
  • Nên chuẩn bị thêm đèn lồng, đồ chơi cho trẻ em để tạo không khí vui tươi cho ngày Tết Trung Thu.

6. Câu hỏi thường gặp về cúng rằm tháng 8

Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu?

Rằm tháng 8 là ngày 15/8 âm lịch, năm 2024 rằm tháng 8 rơi vào ngày thứ Ba, ngày 17 tháng 9 năm 2024

Cúng Rằm tháng 8 ngoài trời hay trong nhà?

Tùy theo phong tục gia đình và không gian, mâm cúng Rằm tháng 8 có thể được bày trong nhà, trước bàn thờ tổ tiên hoặc ngoài trời, hướng về phía Đông để đón ánh trăng.

Với những thông tin trên, hy vọng gia chủ đã có thêm kiến thức về việc chuẩn bị và thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng 8 một cách trọn vẹn và ý nghĩa. Dù lựa chọn hình thức cúng nào, điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên, thần linh. Chúc gia chủ và gia đình có một mùa Trung Thu ấm áp, sum vầy và tràn đầy niềm vui!
Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục