Cúng Rằm Tháng Giêng Giờ Nào Tốt ?

Ông bà ta từ xa xưa hay truyền tai rằng “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” để nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi lễ này trong đời sống tâm linh. Chính vì thế mà việc chọn giờ tốt, ngày lành để dâng hương rất được mọi người chú trọng.

Vậy thắp hương rằm tháng Giêng vào giờ nào, ngày nào là tốt, nên cúng rằm tháng Giêng giờ nào đẹp? Cùng Phổ Nghi Hương tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thắp Hương Rằm Tháng Giêng Vào Giờ Nào
Thắp hương rằm tháng Giêng vào giờ nào là tốt nhất?

1. Cúng rằm tháng giêng giờ nào đẹp?

Nên cúng Rằm tháng Giêng vào chính ngày rằm, tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch, vì đây là thời điểm lý tưởng để thực hiện các nghi thức thờ cúng đầu năm. Giờ đẹp để thắp hương trong ngày này là từ 11 giờ đến 13 giờ, với giờ chính ngọ (12 giờ) là thời điểm tốt nhất.

Nếu không thể cúng vào ngày 15 âm lịch, gia chủ có thể thực hiện lễ cúng trước một ngày, tức ngày 14 tháng Giêng. Thời gian cúng có thể linh động, miễn sao nằm trong khoảng từ sáng sớm ngày 14 đến trước 19 giờ tối ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Dưới đây là một số khung giờ đẹp để cúng Rằm tháng Giêng mà gia chủ có thể tham khảo:

Ngày 14 tháng Giêng âm lịch (23/2/2024 dương lịch):

  • Giờ Giáp Thìn: từ 7 giờ đến 9 giờ sáng
  • Giờ Bính Ngọ: từ 11 giờ đến 13 giờ
  • Giờ Đinh Mùi: từ 13 giờ đến 15 giờ
  • Giờ Canh Tuất: từ 19 giờ đến 21 giờ

Ngày 15 tháng Giêng âm lịch (24/2/2024 dương lịch):

  • Giờ Ất Mão: từ 5 giờ đến 7 giờ sáng
  • Giờ Mậu Ngọ: từ 11 giờ đến 13 giờ
  • Giờ Canh Thân: từ 15 giờ đến 17 giờ
  • Giờ Tân Dậu: từ 17 giờ đến 19 giờ

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cũng nhấn mạnh rằng trong các ngày rằm hàng tháng, chỉ có ngày Rằm tháng Giêng (hay Tết Thượng Nguyên) là có thể cúng vào giờ Ngọ. 11 ngày rằm còn lại trong năm không nên chọn giờ Ngọ để thực hiện nghi lễ.

Cúng Rằm Tháng Giêng Giờ Nào Tốt Nhất
Cúng rằm tháng Giêng có thể tổ chức vào ngày 14 hoặc ngày 15 âm lịch

2. Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng giêng như thế nào?

Theo truyền thống dân tộc, nghi lễ cúng rằm tháng Giêng bao gồm hai phần: lễ cúng gia tiên và lễ cúng Phật. Ngày 15 tháng Giêng còn được coi là ngày Đức Phật giáng thế, vì vậy nhiều gia đình tổ chức song song cả hai lễ để bày tỏ lòng thành kính.

Mâm cúng rằm tháng Giêng bao gồm mâm cúng Phật với các món ăn chay thanh tịnh, được bày trí cùng đèn, nến và hoa. Đối với lễ cúng gia tiên, mâm cúng sẽ gồm các món ăn mặn truyền thống, tùy theo phong tục và điều kiện của từng gia đình mà cách bố trí và lễ vật có thể khác nhau.

Trong mâm cúng Phật, thường có hoa quả, đèn, nến và đặc biệt là bánh trôi nước, món ăn tượng trưng cho sự hanh thông và suôn sẻ trong năm mới. Đối với mâm cúng gia tiên, thịt gà, xôi gấc và bánh chưng là những món không thể thiếu. Gà là vật cúng tế linh thiêng, còn xôi gấc và bánh chưng mang ý nghĩa may mắn.

Thắp Hương Rằm Tháng Giêng Vào Giờ Nào đón Tài Lộc
Mâm cúng lễ Phật vào rằm tháng Giêng

Đối với mâm cỗ cúng gia tiên, thịt gà, xôi gấc hay bánh chưng là những món mặn truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Nguyên Tiêu. Bởi gà là vật cúng tế linh thiêng, còn xôi gấc màu đỏ và bánh chưng đều là những biểu tượng may mắn trong đầu năm mới.

Cúng Rằm Tháng Giêng Giờ Nào đón Tài Lộc
Mâm cúng gia tiên ngày rằm tháng Giêng

Theo quan điểm nhà Phật, mâm cúng dâng Phật không cần quá cao sang hay cầu kỳ phức tạp, chủ yếu là các món ăn chay thanh đạm, một ít hoa thơm và trái ngọt tượng trưng cho sự an nhiên. Mâm cúng trong ngày rằm tháng Giêng nên được chuẩn bị phù hợp với điều kiện và lối sống của gia đình.

Như vậy, Phổ Nghi Hương đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc thắp hương rằm tháng Giêng vào giờ nào là tốt nhất và hướng dẫn cách chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng rằm. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nghi thức dân gian này.

Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục