Cúng Thổ Công rằm tháng 7 để cầu mong sự bảo hộ của Thổ Công – vị thần trông coi đất đai và nhà cửa, giúp gia đình tránh xui xẻo và mang lại may mắn, tài lộc. Lễ vật cúng gồm nhang, hoa, đèn, món chay hoặc mặn, và mâm ngũ quả. Gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng, văn khấn, và thực hiện nghi lễ với thái độ nghiêm túc. Văn khấn cần đọc rõ, chân thành, mời các vị thần linh chứng giám. Gia chủ nên ăn mặc trang trọng, cúng Thổ Công trước rồi đến gia tiên, và chờ nhang cháy khoảng ⅔ hoặc hết mới thụ hưởng lễ vật.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và hướng dẫn cụ thể về cách thắp hương cúng Thổ Công trong Rằm tháng Bảy, từ ý nghĩa, cách chuẩn bị lễ vật, đến nghi thức thực hiện và những lưu ý cần thiết.
1. Ý nghĩa thắp hương cúng Thổ Công rằm tháng 7
Thổ Công, hay còn gọi là Thổ Địa, là vị thần đảm nhiệm trông coi đất đai, nhà cửa của gia đình. Theo tín ngưỡng dân gian, Thổ Công là người chứng kiến mọi việc xảy ra trong gia đình, phù hộ cho gia chủ bình an, sức khỏe, may mắn và tài lộc. Trong dịp Rằm tháng Bảy, việc thắp hương cúng Thổ Công mang ý nghĩa cầu mong sự phù hộ, độ trì của ngài, giúp gia đình tránh được những điều không may mắn, rước tài lộc vào nhà, và xua đuổi tà ma.
2. Cách thắp hương cúng Thổ Công rằm tháng 7
Tiếp theo là một số thông tin về lễ vật, văn khấn cũng như là các bước hướng dẫn cách thắp hương Thổ Công rằm tháng 7 chi tiết, quý bạn đọc có thể tham khảo để quá trình cúng diễn ra suôn sẻ hơn nhé.
2.1 Lễ vật cúng thổ công rằm tháng 7
Lễ vật cúng thổ công rằm tháng 7 bao gồm những lễ vật cơ bản:
- Nhang
- Hoa tươi
- Đèn
- Món ăn chay hoặc món ăn mặn
- Mâm ngũ quả
Lưu ý: Gia chủ có thể thay đổi hoặc thêm bớt lễ vật trên mâm cúng rằm tháng 7 tùy theo điều kiện và phong tục của gia đình.
2.2 Cách thắp hương Thổ Công rằm tháng 7
Trước khi cúng rằm tháng 7, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng và văn khấn. Sau đó, bày mâm cúng và lễ vật lên bàn thờ gọn gàng lên bàn thờ Thổ Công.
Khi thắp hương, gia chủ cần đứng trang nghiêm, gần bát hương. Lấy hương nhẹ nhàng, tránh làm rơi hoặc gãy hương.
Nếu lửa cháy, dùng tay phẩy nhẹ tay để tắt, không được dùng miệng thổi hương. Cầm hương bằng hai tay, chắp tay cầu nguyện và đọc văn khấn.
Sau khi đọc văn khấn, cắm hương vào bát hương, giữ cho hương thẳng đứng, tránh xiêu vẹo. Cuối cùng, chắp tay vái 3 lần để kết thúc lễ cúng.
2.3 Văn khấn thổ công ngày rằm tháng 7
Trong quá trình cúng Thổ Công, gia chủ nếu chưa biết nên đọc văn khấn như thế nào. Có thể tham khảo đọc bài văn khấn bên dưới. Khi đọc lưu ý không đọc quá nhanh hay quá chậm, đọc to rõ ràng và hết sức thành tâm:
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát
Kính lạy Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm…
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài
Bản gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong khu vực này.
Củi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao này không biết lấy gì đến báo. Do vậy, kinh dâng lễ bạc, bảy tỏ lòng thành nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình, người người mạnh khỏe, già trẻ bình an hướng về chính đạo. Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cứu giải thoát oan khiên thưa trước, lại cúng chiếu đế để tìm điều tốt đẹp cho đời sau.
Giãi bày tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Can cao!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)”
3. Thắp hương thổ công rằm tháng 7 cần lưu ý gì?
- Gia chủ hoặc người tiến hành lễ cúng cần phải ăn mặc trang trọng, lịch sự, có thái độ kính cẩn và đứng đắn.
- Thứ tự khấn vái sẽ đi từ cúng Thổ Công trước, sau đó mới đến chân linh gia tiên trong nhà.
- Khi khấn cúng Thổ Công, cần lưu ý khấn đầy đủ tên của các vị thần linh. Tâm trạng của người tiến hành lễ phải thanh tịnh, bày tỏ lòng thành kính.
- Bài khấn vái cần được đọc một cách thành kính, to, rõ ràng.
- Sau khi thực hiện xong nghi lễ, gia chủ nên chờ cho nhang cháy khoảng ⅔, hoặc cháy hết là có thể tiến hành thụ hưởng lễ vật.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1 Có bắt buộc phải cúng Thổ Công vào Rằm tháng Bảy không?
Không bắt buộc, nhưng việc cúng Thổ Công vào Rằm tháng Bảy là một phong tục đẹp, thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với vị thần bảo hộ gia đình.
4.2 Nếu không có bàn thờ Thổ Công riêng, có thể thắp hương ở đâu?
Nếu không có bàn thờ riêng, bạn có thể thắp hương ở bàn thờ gia tiên hoặc một vị trí trang trọng khác trong nhà.
4.3 Nên thắp hương vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Thời điểm thắp hương rằm tháng 7 cúng thổ công tốt nhất là vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt tùy theo điều kiện và lịch trình của mình.
Trên đây là hướng dẫn cách thắp hương thổ công rằm tháng 7 đúng chuẩn và đầy đủ nhất. Bên cạnh đó, bài viết đã cung cấp cho người đọc ý nghĩa của ngày lễ này, cũng như một số lưu ý cần biết về nghi lễ cúng rằm tháng 7. Đây được coi là dịp đặc biệt để thể hiện lòng từ bi đối với chúng sanh, cũng như lòng thành đối với thần Thổ Công – vị thần cai quản đất đai và nhà cửa.
- Văn phòng đại diện: 125 đường số 30, Khu dân cư An Phú Hưng, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0859.50.50.50
- Email: phonghihuong2014@gmail.com
- Website: phonghihuong.com
- Facebook: Phổ Nghi Hương
- Instagram: Phổ Nghi Hương
- Shopee: Phổ Nghi Hương Official
- Danh sách đại lý Phổ Nghi Hương toàn quốc: Xem tại đây