Ông Công ông Táo là thần bếp trông nom gia đình, vào ngày 23 tháng Chạp, các vị Táo cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia đình. Vào thời điểm này, gia chủ thường tiến hành lau dọn ban thờ. Thời điểm lau dọn bàn thờ có thể vào ngày 23 tháng Chạp hoặc bất kỳ lúc nào dịp cuối năm. Lưu ý trước khi lau gia chủ cần chuẩn bị một số lễ vật như: chổi, khăn lau, nước dùng để lau dọn từ 5 loại thảo dược.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết nên lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công, Ông Táo? Cách lau dọn bàn thờ như thế nào là đúng và cần kiêng kị gì khi lau dọn bàn thờ ông Công, Ông Táo. Bài viết này của Phổ Nghi Hương sẽ hướng dẫn chi tiết cách dọn bàn thờ cúng ông Táo cho gia chủ tham khảo
1. Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông Công ông Táo?
Theo quan niệm dân gian, nên lau dọn bàn thờ sau khi cúng ông Công ông Táo vì các vị thần đã lên trời. Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy cho rằng có thể lau dọn bàn thờ vào bất kỳ thời điểm nào cuối năm, không cần chờ đến ngày 23 tháng Chạp.
Bàn thờ là nơi linh thiêng, cần được giữ gìn sạch sẽ thường xuyên để duy trì sự tôn kính đối với tổ tiên và thần linh. Việc lau dọn bàn thờ có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong năm, không cần chờ đến lễ cúng ông Táo.
2. Lau dọn bàn thờ ông Công, Ông Táo thời điểm nào là tốt nhất?
Vào dịp cuối năm ngày 23/12 theo lịch âm thì ông Công, ông Táo sẽ cưới cá chép về chầu trời. Vì buổi sáng sẽ thực hiện tiễn cúng ông Công, ông Táo nên có thể thực hiện bao sái bàn thờ vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
Từ 8 giờ – 11 giờ 55 hoặc 13 giờ – 17 giờ 55 là thời gian lau dọn bàn thờ tốt nhất, tránh thời gian từ 12 giờ – 13 giờ đây là giờ cấm kỵ. Nếu gia chủ có ý định làm lễ cúng ông Công ông Táo vào buổi chiều ngày 23 tháng Chạp, việc bao sái và dọn dẹp bàn thờ nên được thực hiện trước đó vào một ngày khác, tốt nhất là vào ban ngày, tránh làm vào buổi tối.
3. Hướng dẫn lau dọn bàn thờ cúng ông Công, ông Táo đúng cách
Dưới đây là 3 bước lau dọn bàn thờ đúng cách theo quan niệm truyền thống:
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng trước khi lau dọn
Để dọn bàn thờ cúng ông táo, gia chủ cần chuẩn bị những vật dụng sau:
- Chổi
- Khăn lau mới hoặc khăn chuyên dùng để lau dọn bàn thờ
- Nước bao sái bàn thờ. Nếu nhà gia chủ không có loại nước này có thể thay thế bằng rượu gừng hoặc rượu trắng để làm sạch bàn thờ và các vật phẩm thờ cúng.
- 1 chiếc thìa sạch để xúc bớt tàn nhang có trong bát hương nếu thấy tàn đầy.
- 1 chiếc bàn để đặt bài vị khi lau dọn. Nếu bàn thờ nhà có bài vị riêng của gia tiên và các vị thần, gia chủ nên đặt riêng biệt và không nên để lẫn lộn.
Bước 2: Thắp hương xin bao sái bàn thờ
Trước khi thực hiện bất kỳ nghi lễ nào liên quan đến bàn thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang phục lịch sự, gọn gàng. Đặt một đĩa hoa quả lên bàn thờ để xin phép thần linh và gia tiên. Thắp một nén nhang (hương), thành tâm khấn xin các vị thần linh, gia tiên tạm lánh sang một bên để con cháu tiến hành lau dọn.
Theo quan niệm trước đây, chỉ nam giới mới có thể lau dọn bàn thờ cúng ông Táo. Tuy nhiên ngày nay bất cứ ai cũng có thể làm, quan trọng là lòng thành.
Bước 3: Tiến hành lau dọn bàn thờ cúng ông Táo
Quy trình lau dọn bàn thờ cúng ông Táo phải thật cẩn thận. Và thường được tiến hành theo thứ tự từ trên xuống dưới, bắt đầu lau dọn từ vị trí cao nhất trên bàn thờ (như bài vị, ảnh thờ) xuống đến các vị trí thấp hơn. Cần sử dụng khăn mềm, lau nhẹ nhàng để không làm tổn thương tới bức tượng. Nếu nhà thờ tượng đồng, cần tránh sử dụng cồn, rượu hoặc hóa chất vệ sinh để tránh bị oxi hóa và gỉ sét.
Theo nhiều quan niệm xưa, để tránh vận xui, nhiều người sẽ không di chuyển những vật phẩm linh thiêng như bát hương khi lau dọn bàn thờ. Trong trường hợp cần phải di chuyển, sẽ sám hối sau khi dọn xong và đặt lại bát hương ở vị trí ban đầu.
Tuy nhiên, nếu gia đình không kiêng cữ, có thể di chuyển bát hương để việc lau dọn dễ dàng và sạch hơn. Khi lau dọn, gia chủ có thể dọn cả chân nhang để cho bàn thờ gọn gàng hơn và tiến hành thay nước bình hoa và nước cúng. Nếu hoa héo thì cần thay hoa mới rồi đặt mọi thứ về vị trí ban đầu.
Sau khi hoàn tất quá trình lau dọn, gia chủ thắp 3 nén hương để mời thần kinh và tổ tiên quay về.
4. Văn khấn xin bao sái bàn thờ ông Táo ngắn gọn, đơn giản
Để thể hiện lòng thành kính và cầu mong sự bình an, may mắn cho gia đình, bạn có thể tham khảo bài khấn cúng ông Công ông Táo từ nguồn Báo Lao Động.
Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:
Ngụ tại:
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.
Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
4. Lau dọn bàn thờ cúng ông Táo cần lưu ý gì?
Lau dọn bàn thờ ông Táo là một nghi thức quan trọng. Để thực hiện đúng, gia chủ cần lưu ý và kiêng kị một số điều để tránh phạm phong thuỷ:
- Khi lau dọn, cần đặt tâm và lòng kính trọng để tổ tiên chứng giám.
- Không xê dịch bài vị, bát hương. Nếu lỡ tay, nên làm lễ An Vị Ban Thờ, sau đó mới đặt lại vị trí
- Chổi và khăn nên dùng riêng với đồ trong nhà, hoặc dùng đồ mới là tốt nhất.
5. Câu hỏi thường gặp khi lau dọn bàn thờ cúng ông công ông táo
Có nên dọn tàn hương trên bàn thờ không?
Nên dọn tàn hương trên bàn thờ vì theo phong thủy, tàn hương quá nhiều có thể gây tắc nghẽn năng lượng, ảnh hưởng đến vận khí gia đình. Việc này giúp năng lượng lưu thông tốt hơn trong không gian thờ cúng và còn giảm nguy cơ cháy nổ. Theo Tu Viện Khánh An, gia chủ nên dọn bàn thờ mỗi nửa tháng một lần.
Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo?
Sau khi cúng ông Táo. Theo hướng dẫn ở trên, sau khi tiến hành cúng đưa ông Công, ông Táo về trời, gia chủ mới tiến hành dọn dẹp và bao sái bát hương. Vì vậy, sau khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ mới tiến hành tỉa chân nhang
Nên dùng nước gì để lau dọn ban thờ Ông Công, Ông Táo
Nên dùng nước thảo dược để lau dọn bàn thờ. Loại nước này thường được nấu từ các nguyên liệu tự nhiên có tính thanh tẩy, bao gồm
- Quế
- Hồi
- Đinh hương
- Gỗ vang
- Bạch đàn
Ngoài ra, có thể sử dụng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để lau dọn, giúp tẩy uế và làm sạch đồ thờ cúng trên bàn thờ. Gia chủ cũng hoàn toàn có thể dùng nước sạch để lau. Lưu ý không dùng rượu gừng để lau bàn thờ gỗ
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc nên dọn dẹp bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo và cách dọn dẹp ông Táo đúng nhất. Việc giữ gìn bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm là vô cùng quan trọng, vì vậy đừng quên lưu lại những kinh nghiệm hữu ích này để áp dụng nhé.
- Văn phòng đại diện: 125 đường số 30, Khu dân cư An Phú Hưng, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0859.50.50.50
- Email: phonghihuong2014@gmail.com
- Website: phonghihuong.com
- Facebook: Phổ Nghi Hương
- Instagram: Phổ Nghi Hương
- Shopee: Phổ Nghi Hương Official
- Danh sách đại lý Phổ Nghi Hương toàn quốc: Xem tại đây